Chỉ đạo mới đây của Văn phòng Chính phủ về việc nghiên cứu cấp sổ đỏ cho loại hình căn hộ condotel, officetel đã góp thêm một tín hiệu tích cực cho sự phát triển của phân khúc này.
Sau thời kỳ phát triển bùng nổ, loại hình căn hộ khách sạn tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn thanh lọc tất yếu nhưng còn nhiều dự án vẫn duy trì sức nóng. Một số dự án tại Bình Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn… vẫn ghi nhận lượng giao dịch tích cực, thậm chí có dự án đã bán được 2.000 căn trên tổng số 3.000 căn vào giữa năm nay.
Vẫn là điểm sáng
Nhiều chuyên gia nhận định, về lâu dài, loại hình này vẫn là sản phẩm giàu tiềm năng, phát triển hợp với xu thế hiện đại và thực tế, đã được nhiều quốc gia phát triển thành công.
Dù “đến sau” nhưng mô hình căn hộ khách sạn đã giải được bài toán khó trong việc huy động vốn và kích thích phát triển hạ tầng du lịch, trong bối cảnh hạ tầng lưu trú hầu như chưa đáp ứng kịp cho việc phục vụ trên dưới 100 triệu lượt khách/năm (cả nội địa và quốc tế), đặc biệt là hạ tầng cao cấp.
Tại nhiều địa phương thời gian qua, căn hộ khách sạn có thể xem là động lực dẫn dắt thị trường địa ốc và đưa du lịch trở thành một ngành dịch vụ quan trọng đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đây là lý do, những điểm nghẽn pháp lý hiện tại của loại hình này đang được nghiên cứu tháo gỡ.
“Tất nhiên, việc đầu tư vào căn hộ khách sạn trong thời gian tới sẽ không còn là câu chuyện ‘ăn xổi’. Chủ đầu tư cần tính toán lại các phương án về lợi nhuận, kinh doanh và cả khai thác vận hành để đưa ra những chính sách phát triển dự án bền vững. Và nhà đầu tư cũng cần cân nhắc kỹ nhiều yếu tố khi xuống tiền”, một chuyên gia từng tham gia phát triển nhiều dự án căn hộ khách sạn cho hay.
Điểm đến đầu tư
Bên cạnh yếu tố pháp lý, thì tiềm năng phát triển trong dài hạn của chính địa phương (bao gồm cung cầu, nguồn khách, công suất phòng, quy hoạch du lịch và dư địa tăng giá…) chính là yếu tố trọng yếu để xác định việc có nên đầu tư vào một dự án căn hộ khách sạn hay không.
Theo quan sát, một số thị trường như Quy Nhơn, Bình Thuận, Phú Yên… đang trở thành điểm đến của giới đầu tư, nhờ chính những yếu tố này. Đơn cử như Quy Nhơn, một địa phương gia nhập thị trường muộn nhưng đang trở thành điểm sáng nhờ tăng trưởng du khách từ 15 – 20%/năm và thuộc top những thị trường du lịch phát triển nhanh nhất, đồng thời có quy hoạch đồng bộ hàng đầu tại Việt Nam.
Nếu một sản phẩm du lịch có vòng đời phát triển trong ít nhất vài thập niên, thì những thị trường như Quy Nhơn đang ở giai đoạn đầu. Dù tăng giá ổn định trong các năm qua, nhưng nếu so sánh với giá của một số tuyến đường lớn tại Đà Nẵng đã đạt ngưỡng cao thì tại Quy Nhơn, nhiều khu vực gần biển, giá đất vẫn quanh mức vài chục triệu đồng/m2. Giá căn hộ khách sạn tất nhiên cũng “mềm mại” không kém. Đồng nghĩa với khả năng thu hồi vốn và gia tăng lợi nhuận tại đây là tương đối tích cực.
Xét về nguồn cung, số lượng các dự án phát triển căn hộ khách sạn cao cấp tại Quy Nhơn, đặc biệt tại khu vực trung tâm thành phố chưa nhiều, nếu không nói là đếm trên đầu ngón tay.
Trong bối cảnh này, ưu thế vận hành sẽ thuộc về những dự án tiên phong, đặc biệt là những dự án có thêm các sản phẩm, tiện ích độc đáo để thu hút du khách.
Đơn cử như tổ hợp thương mại, căn hộ khách sạn FLC Sea Tower Quy Nhon chuẩn bị được bàn giao trong tháng 10 năm nay.
Dự án bao gồm 1 tòa căn hộ khách sạn 32 tầng và 1 tòa khách sạn 5 sao 28 tầng, nằm trên trục đường An Dương Vương – đại lộ ven biển hướng ra bờ biển trung tâm và kết nối trực tiếp đến những trục đường huyết mạch của thành phố.
Điểm nhấn của dự án này là toàn bộ tổ hợp được kết nối với biển Quy Nhơn bằng một đường hầm dài hơn 65 m chạy thẳng từ dự án đến bãi biển, kết hợp cùng với mô hình quán bar ngầm phục vụ 24/24h lần đầu xuất hiện tại thành phố biển. Kết hợp với chuỗi tiện ích 5 sao như hệ thống an ninh 3 lớp, hệ thống cảnh báo và bãi đỗ xe thông minh, bể bơi vô cực… đây sẽ là một “đối thủ” đáng gờm trong cuộc chạy đua để chiếm lĩnh thị trường căn hộ khách sạn tại Quy Nhơn nói riêng, Bình Định nói chung.